TIỂU SỬ ĐỨC PHẬT



SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ ĐỨC PHẬT

Suy ngẫm về CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT Thích Ca là lịch sử một con người, nhờ công phu tu tập bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc Thánh giữa thế gian; “con người vĩ đại nhất sinh ra ở đời này” nếu dùng lại lời của nhà thi hào Ấn Độ Tagore.

Tái hiện cuộc đời Đức Phật Thích Ca qua tranh (I)

Bằng CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT, và bằng những lời dạy của Ngài được kết tập lại trong ba tạng kinh điển, Đức Phật đã khai thị cho loài người biết rằng, bất cứ một người nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên tới đỉnh cao nhất của giác ngộ và giải thoát, như chính Đức Phật vậy.

Có thể nói, không có một tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời của đạo Phật chính là ở chỗ đó.

Tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, gột sạch nội tâm để trở thành bậc Thánh, một con người hoàn thiện, về đức hạnh và trí tuệ, mỗi người chúng ta đều có khả năng và bổn phận thực hiện lời dạy đó. Ðây là bức thông điệp mà Đức Phật đã trao cho loài người chúng ta, cho mỗi người chúng ta. Ðó là ý nghĩa chân chính của nhân sinh, giá trị chân thực của cuộc sống. Không thể có ý nghĩa nhân sinh nào cao quí hơn, khích lệ hơn đối với cuộc sống chúng ta hiện nay.

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Những người Phật tử Việt Nam chúng ta, tuy sống cách thời Đức Phật 2.500 năm, nhưng hãy giữ vững niềm tin rằng chúng ta vẫn sống bên cạnh Đức Phật nên chúng ta sống có giới hạnh, theo đúng lời dạy trong con đường đạo tám nhánh (Bát chánh đạo).

Tái hiện  Thích Ca qua tranh (Phần 2)

Chúng tôi từ lâu vẫn cho rằng CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT, trong nét đại cương cũng như chi tiết đều thể hiện và truyền đạt một cách vô cùng sinh động lời dạy đó của Đức Phật.

Tin tưởng ở Đức Phật, đảnh lễ Ngài và niệm danh hiệu Ngài, chủ yếu là để học tập Ngài về cả hai mặt đức hạnh và trí tuệ, dù chỉ là trong muôn một.

Người nào tuy ở xa Phật, nhưng sống có giới hạnh, theo lời Phật dạy, thì cũng như sống gần Phật. Người nào tuy sống bên cạnh Phật, nhưng sống không có giới hạnh, thì cũng không khác gì ở cách xa Phật muôn trùng.

Những người Phật tử Việt Nam chúng ta, tuy sống cách thời Đức Phật 2.500 năm, nhưng hãy giữ vững niềm tin rằng chúng ta vẫn sống bên cạnh Đức Phật nên chúng ta sống có giới hạnh, theo đúng lời dạy trong con đường đạo tám nhánh (Bát chánh đạo).

Sống trong vũ trụ này, được làm người là chuyện khó. Ðức Phật nói rằng: “được làm người khó như một con rùa chột mắt, cứ mỗi trăm năm mới ngóc đầu lên khỏi mặt biển một lần, và tìm cách chui đầu vào lỗ nhỏ của một khúc gỗ trôi lềnh bềnh trên mặt nước, bị gió Ðông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc thổi trôi dạt hết phương này đến phương khác”.

Ðược làm người cũng khó như con rùa chột mắt đó muốn chui qua được lỗ nhỏ của khúc gỗ như thế. Trong kinh Tương ưng V, Đức Phật đã dạy: “Ví như này các Tỳ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. Các ngươi nghĩ thế nào, này các Tỳ-kheo. Con rùa ấy, sau mỗi trăm năm, nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc cây có một lỗ hổng hay không?”

“Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài”.

“Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỳ-kheo, là con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có lỗ hổng ấy. Còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ, để được làm người trở lại. Vì cớ sao? Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hành, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy, này các Tỳ-kheo, chỉ có ăn thịt lẫn nhau, và chỉ có kẻ yếu bị ăn thịt..” (Tương ưng V, 485).

“Thật khó được vậy, này các Tỳ-kheo, là được làm người. Thật khó được vậy, này các Tỳ-kheo, là được gặp Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác, thật khó được vậy, này các Tỳ-kheo, là được gặp Pháp và Luật này do Thế Tôn thuyết giảng, chiếu sáng trên đời.” (Tương ưng V, 450 – 460).

Rất mong quý vị Phật tử suy ngẫm về bài học của lịch sử Ðức Phật, về ảnh dụ con rùa chột mắt chơi vơi trên đại dương, về ý nghĩa của nhân sinh, về giá trị chân thực của cuộc sống, về cuộc sống hiện thực này của mỗi chúng ta, làm sao để cho cuộc sống đó thật sự an lạc, hướng thượng, lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho đời, lợi cho Ðạo

Rất mong quý vị Phật tử suy ngẫm về bài học của lịch sử Ðức Phật, về ảnh dụ con rùa chột mắt chơi vơi trên đại dương, về ý nghĩa của nhân sinh, về giá trị chân thực của cuộc sống, về cuộc sống hiện thực này của mỗi chúng ta, làm sao để cho cuộc sống đó thật sự an lạc, hướng thượng, lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho đời, lợi cho Ðạo”.

Đức Phật giữa đời thường

Ðức Phật xuất hiện ở đời cũng là chuyện khó như thế. Pháp và Luật được Đức Phật truyền bá ở đời cũng là chuyện khó như thế. Chúng ta có ba cái may mắn hiếm có là được sinh làm người, được biết Đức Phật Thích Ca và Pháp, Luật do Đức Phật dạy, ấy thế mà chúng ta lại không biết tranh thủ tối đa ba cái may mắn đó hay sao? Chúng ta lại có thể sống không giới hạnh, sống trái với lời Phật dạy, để rồi bị nghiệp ác lôi cuốn vào những cõi sống khác thấp hơn, khổ hơn cõi người, và cuối cùng phải phấn đấu trở lại làm người như con rùa chột mắt trong câu chuyện ví dụ của Đức Phật hay sao?

Rất mong quý vị Phật tử suy ngẫm về bài học của lịch sử Ðức Phật, về ảnh dụ con rùa chột mắt chơi vơi trên đại dương, về ý nghĩa của nhân sinh, về giá trị chân thực của cuộc sống, về cuộc sống hiện thực này của mỗi chúng ta, làm sao để cho cuộc sống đó thật sự an lạc, hướng thượng, lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho đời, lợi cho Ðạo”.

Những câu nói hay của Phật là những bài học khai sáng cho tâm hồn u tối, thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ về đời, về người. Có thể ngay lúc này, bạn thấy những câu nói hay của Phật không thay đổi gì cho mình, nhưng đến một lúc nào đó, ở trong một hoàn cảnh nào đó, bạn sẽ “nghiệm” ra những điều hay lẽ phải từ những câu nói hay của Phật.

Quan điểm Phật Giáo

Cốt lõi cơ bản của Đạo Phật là Nhân Quả và Luân hồi. Trong một khía cạnh nhỏ, Nhân Quả nghĩa là chúng sanh gieo Nhân nào sẽ gặt Quả đó, không thể nào lẩn tránh được. Luân hồi nghĩa là chúng sanh không phải chỉ có một kiếp hiện tại mà đã và sẽ sinh ra, chết đi vô lượng kiếp dưới nhiều xác thân khác nhau và luật Nhân Quả luôn theo sát quá trình Luân hồi đó.

Trích WikiPedia

Phật Pháp và những câu nói giúp bạn nhận ra cuộc sống thật tươi đẹp

(VOH) – Đôi lần vấp ngã trong cuộc đời là điều không ai tránh khỏi. Thay vì đau khổ và từ bỏ, bạn hãy tìm đến những lời khuyên dạy đầy nhân văn của chư Phật để từ đó vực dậy ý chí sống đời tươi đẹp.
Quảng cáo

 

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, phải có thất bại, lo âu và sợ hãi mới giúp chúng ta trưởng thành và thấu hiểu thế gian. Những câu nói hay của Phật là những lời khuyên chân thành, là cốt lõi sống sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng và có thêm nghị lực để tiếp tục bước đi với lý tưởng của mình.

Phật Pháp vô biên nhiệm màu luôn hướng chúng sanh sống đúng, sống đẹp, biết yêu thương, tin tưởng, biết cho đi và nhận lại. Hãy xem qua những câu nói hay của Phật dưới đây và suy ngẫm để tâm tịnh lại, sống chậm hơn, tha thứ, bao dung và yêu thương nhiều hơn nhé.

Những câu nói hay của Phật giáo

1. “Nguồn gốc mọi đau khổ của con người chính là luyến ái.” – Khuyết danh

2. “Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác.” – Đức Đạt Lai Lạt Ma

3. “Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể, trên thực tế ai cũng có thể trở nên tử .” (Be kind whenever possible. It is always possible) – Đức Đạt Lai Lạt Ma

nhung-cau-noi-hay-cua-phat-giup-ban-an-yen-va-them-yeu-cuoc-song-voh

 
 

4. “Hạnh phúc không tự nhiên mà có, nó đến từ chính hành động của bạn.” – Đức Đạt Lai Lạt Ma

5. “Bóng đêm không đáng sợ, điều đáng sợ là để lại bóng đêm trong cuộc đời mình.” – Thầy Thích Thiện Thuật

6. “Bạn chỉ cần lương thiện, trời xanh sẽ tự có an bài” – Thầy Thích Tâm Nguyên

nhung-cau-noi-hay-cua-phat-giup-ban-an-yen-va-them-yeu-cuoc-song-voh

7. “Thắng làm vua, thua làm lại, thất bại có chi đâu ngại. Đừng để thắng thua làm chướng ngại cuộc đời” – Thầy Thích Tâm Nguyên

8.  “Nếu một ngày bạn cảm thấy mọi thứ trở nên không tốt đẹp, đừng cố làm gì với tâm trí bực bội, bởi càng hành động bạn sẽ càng bế tắc. Nếu bạn thấy không ổn, hãy ngồi xuống, bình lặng, tĩnh tâm một chút đã rồi hãy bắt đầu công việc mới. Như người trong phòng tối, đánh nhau với bóng tối là vô ích, bởi căn bản việc bạn phải làm là bật đèn lên.” – Thầy Thích Tâm Nguyên

9. “Tu trăm kiếp mới chung thuyền, tu ngàn kiếp mới chung chăn gối, kiếp trước ngoái đầu 500 lần đổi lại kiếp này một lần gặp gỡ.” – Khuyết danh 

nhung-cau-noi-hay-cua-phat-giup-ban-an-yen-va-them-yeu-cuoc-song-voh

10. “Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.” (If you don’t love yourself, you cannot love others. If you have no compassion for yourself then you are not able of developing compassion for others) – Đức Đạt Lai Lạt Ma

11. “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân đi. Bởi vậy hãy bước về phía trước, mở rộng lòng ra, rồi đất trời mênh mông sẽ ôm lấy tất cả tin yêu trong bạn.” – Thầy Thích Tâm Nguyên

12. “Mọi thứ trong cuộc đời đều có giá của nó, ít ai được trọn vẹn. Được cái này thì phải mất cái kia, muốn nhận thật nhiều thì phải cho đi tất cả, muốn được thành công và hạnh phúc lâu bền thì ta phải trả giá bằng sự nỗ lực và cố gắng trong kiên trì bền bỉ.” – Thầy Thích Đạt Ma Phổ Giác

13. “Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh” (Compassion and tolerance are not a sign of weakness, but a sign of strength) – Đức Đạt Lai Lạt Ma

nhung-cau-noi-hay-cua-phat-giup-ban-an-yen-va-them-yeu-cuoc-song-voh

14. “Hãy nhớ rằng im lặng, thi thoảng, là câu trả lời tốt nhất” (Remember that silence is sometimes the best answer). – Đức Đạt Lai Lạt Ma

15. “Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.” – Khuyết danh

 

16. “Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với chính mình.” – Khuyết danh

17. “Con người nên có 4 thứ, sự tự tin trên gương mặt, sự lương thiện trong tim, khí phách trong máu và sự mạnh mẽ trong cuộc đời.” – Thầy Thích Tâm Nguyên

18. “Cho dù trong quá khứ đã từng gặp phải chuyện đau khổ đến đâu, thì bạn vẫn có thể bắt đầu lại bằng ngày hôm nay” (No matter how hard the past, you can alway begin again) – Buddha

19. “Đừng mãi sống trong quá khứ, đừng mơ tưởng về tương lai, hãy sống cho giây phút hiện tại” (Do not dwell in the past, do not dream of the future, concentrate the mind on the present moment) – Buddha

20. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành”  – Khuyết danh

11 câu nói thiền hay

1. “Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc nhất vì không thấy thiếu thốn, người tham lam ích kỷ, hà tiện, keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo nhất thiên hạ vì tâm toan tính hại người.” – Thầy Thích Đạt Ma Phổ Giác

nhung-cau-noi-hay-cua-phat-giup-ban-an-yen-va-them-yeu-cuoc-song-voh

2.  “Trong quá khứ, có những người không giàu có nhưng hài lòng với cuộc sống của họ, cười và hạnh phúc mỗi ngày. Nhưng khi những người giàu xuất hiện, họ nhìn vào những người đó và hỏi, ‘tại sao tôi không có một cuộc sống như thế, một ngôi nhà đẹp, xe hơi’ Từ đó, họ đánh mất giá trị của họ.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh 

3. “Người Phật tử chân chính hãy nên nhớ rằng từ bi là phương thuốc nhiệm màu, trị lành các bệnh khổ đau ở đời, nhờ biết giữ giới, thiền định và buông xả.” – Thầy Thích Đạt Ma Phổ Giác

4. “Làm phước, bố thí, cúng dường hay nâng đỡ cho nhau là con đường dẫn đến tình yêu thương nhân loại, là cách thức để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc, nhằm giúp cho ta và người cùng ngồi lại bên nhau, để được sống bằng trái tim yêu thương có hiểu biết.” – Thầy Thích Đạt Ma Phổ Giác

5. “Trên đời này không có ơn nào vĩ đại hơn ơn mẹ, mẹ đã ban tặng cho chúng con những gì tuyệt diệu nhất. Con cám ơn mẹ…vì mẹ là mẹ của con. Không có mẹ thế gian này sẽ sụp đổ…mẹ ban tất cả yêu thương của cuộc đời.” – Thầy Thích Đạt Ma Phổ Giác

nhung-cau-noi-hay-cua-phat-giup-ban-an-yen-va-them-yeu-cuoc-song-voh

6. “Con người đau khổ vì họ bị mắc kẹt trong quan điểm. Chỉ khi nào chúng ta giải phóng được những quan điểm đó, chúng ta mới tự do và không còn đau khổ.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

7. “Hạnh phúc là khi chúng ta được sống đúng với chính mình. Bạn không cần người khác phải thừa nhận điều đó, chỉ cần bạn hiểu và hạnh phúc là đủ đầy”. – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

nhung-cau-noi-hay-cua-phat-giup-ban-an-yen-va-them-yeu-cuoc-song-voh

8. “Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

9. “Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

10. “Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

11. “Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh 

Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn bao giờ hết nếu chúng ta sống đúng lẽ phải, sống vì mình và vì những người xung quanh, biết sẻ chia, biết gắn kết.

Những câu nói hay của Phật chính là những lời khuyên đáng giá khi bạn chẳng may rơi vào bế tắc, rối bời. Lúc đó hãy để tâm tịnh lại, suy ngẫm về những câu nói đầy ý nghĩa này biết đâu bạn sẽ nhận ra những chân lý mới, thay đổi suy nghĩ và cách nhìn nhận cuộc sống để yêu đời, yêu người hơn. 

bảng giá

bảng giá

ĐỨC PHẬT